Công ty nghiên cứu thị trường NPD chỉ ra rằng, chi tiêu của game thủ Mỹ cho các sản phẩm trò chơi điện tử đã giảm 1,78 tỷ USD.
Theo đó, chi tiêu cho trò chơi điện tử trong quý gần đây ở Mỹ đạt 12,35 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được công bố sau cả những đơn vị báo cáo sụt giảm doanh thu mảng game do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 như Microsoft và Sony.
Vào đầu tuần này, Sony đã cảnh báo rằng hoạt động kinh doanh của PlayStation đang xấu đi do doanh số bán phần mềm trò chơi giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sony cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do thiếu các tựa game PlayStation lớn so với năm 2021 và thời gian chơi game cũng ít hơn.
Phía Microsoft cho hay trong quý gần nhất, doanh thu phần cứng Xbox giảm 11% so với năm ngoái, doanh thu dịch vụ và nội dung Xbox giảm 6% cùng với sự sụt giảm 7% trong tổng doanh thu trò chơi.
undefined
Sức chi tiêu cho game tại Mỹ giảm (Nguồn: game4v.com)
Nintendo dự kiến số lượng máy chơi game Switch sẽ bán được cho năm tài chính kết thúc là 21 triệu máy, giảm 2,1 triệu so với năm trước.
undefined
Theo NPD phân mảng đăng ký trước được xem “là phân khúc duy nhất mang lại lợi nhuận tích cực” bất chấp tổng chi tiêu cho việc chơi game ở thị trường Mỹ giảm rõ rệt trong quý 2. Việc Sony tung ra đăng ký PlayStation Plus cải tiến vào dịp cuối quý đã thể hiện phần nào cho nhận định này.
Thể loại game được các game thủ quan tâm tại Mỹ là một trong những vấn đề được đề cập trong báo cáo. Cụ thể, người Châu Âu và Mỹ đặc biệt quan tâm đến thể loại đế chế thời Trung cổ và không gian giữa các vì sao. Bên cạnh thể loại Tam Quốc là chủ đề được yêu thích tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thì Ngày Tận Thế cùng Zombie lại là thể loại game đã phổ biến toàn cầu.
undefined
Game thủ không còn vung tiền mua thiết bị chơi game một cách thoải mái như trước nữa (Nguồn: game4v.com).
Nintendo Switch dẫn đầu doanh số bán phần cứng trong quý II, theo NPD. Trong khi đó, PS5 là thiết bị tạo ra doanh số ấn tượng nhất. Nhà phân tích ngành trò chơi tại NPD - Mat Piscatella cho biết, “chi tiêu của người dùng tiếp tục có xu hướng cao hơn mức trước đại dịch. Tuy nhiên, các biến động không thể đoán trước và thay đổi có thể diễn ra tác động đến thị trường theo những cách khác nhau trong những quý tới”.
Báo cáo cũng cho hay, thị trường có doanh thu cao nhất của trò chơi di động chiến thuật 4X thuộc về Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo đó, trong quý I năm 2022, trò chơi di động chiến lược 4X ở Mỹ đạt doanh thu ấn tượng 650 triệu USD, vượt qua cả Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này chứng tỏ khả năng "thu hút tiền” đáng kinh ngạc tại xứ cờ hoa.